Chủ nhật ngày 12 tháng 05 năm 2024Lượt xem: 6440
Đo điện tim di động 14 ngày.
Holter điện tâm đồ (điện tim) là phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong khoảng thời gian nhất định, thời gian được áp dụng khoảng từ 01 – 14 ngày.
1. Holter điện tâm đồ
Máy holter điện tâm đồ cho phép ghi lại điện tim trong thời gian đeo máy trên ngực của người bệnh. Các dữ liệu này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không.
Máy holter điện tâm đồ cho biết các thông số như: tần số tim trung bình, chậm nhất/nhanh nhất trong một giờ, số lượng các rối loạn nhịp tim trong 01 đến 14 ngày.
2. Holter điện tâm đồ được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Người bệnh khi có các triệu chứng về tim, rối loạn nhịp tim cần được khám lâm sàng và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện holter điện tâm đồ trong các trường hợp sau:
- Người có rối loạn nhịp tim thoáng qua.
- Được bác sĩ xác định có mối liên quan giữa triệu chứng với các rối loạn tim mạch.
- Phát hiện các rối loạn tim mạch không triệu chứng ở người bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim phì đại...
- Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn nhịp tim.
- Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
- Người có triệu chứng nghi ngờ rối loạn nhịp tim gây nên như: ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân, cơn hồi hộp trống ngực, cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân, tai biến mạch não nghi ngờ do cơn rung nhĩ, hay cuồng nhĩ...
- Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy tim, cơ tim phì đại.
- Đánh giá chức năng của máy tạo nhịp tim, máy phá rung.
3. Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định.
4. Quy trình thực hiện (các bước thực hiện)
- Bệnh nhân tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ nút trước ngực.
- Bệnh nhân gửi CMND lại và được gắn Holter điện tâm đồ.
- Bệnh nhân mang máy liên tục 01 – 14 ngày (tùy theo yêu cầu) và không tự ý tháo máy.
- Bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh các hoạt động gắng sức.
- Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, giữ máy không bị va đập máy.
- Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách tháo máy.
- Phương pháp này hoàn toàn vô hại và không gây đau.
- 01 – 14 ngày sau khi gắn máy, bệnh nhân quay lại phòng khám để tháo máy, nhận lại CMND và nhận kết quả.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 16/02/2021
Khi nào bạn cần đến sự tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh?