"Chúng tôi đã đặt tên cho dịch bệnh, đó là Covid-19", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ hôm nay. Ông giải thích rằng "co" là viết tắt của corona, "vi" là virus và "d" là dịch bệnh (disease).
Thứ 2 ngày 10 tháng 02 năm 2020Lượt xem: 17483
Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 4.
1. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 1.
2. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 2.
3. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 3.
11/02/2020.
* 22 giờ 50 phút: WHO công bố tên chính thức của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra là "Covid-19".
-----------------------------------------------------
* 21 giờ 50 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Thế giới: 43.104 người mắc, 1.018 người tử vong, trong đó:
- Lục địa Trung Quốc: 1.016 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Việt Nam: 15 người dương tính với nCoV, gồm:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);
- 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân nCoV.
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (10); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 789 trường hợp.
Điều trị khỏi: 06 người đã được xuất viện.
Cục y tế dự phòng - Bộ y tế Việt Nam
-----------------------------------------------------
* 11 giờ 35 phút: Các ca 'siêu lây lan' nCoV thách thức giới nghiên cứu?
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ tại sao một số cá thể lan truyền mầm bệnh cho nhiều người xung quanh hơn so với người bình thường.
Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh bao gồm theo dõi những người nhiễm và tìm hiểu mạng lưới tiếp xúc của họ, bước quan trọng nhằm hiểu rõ mầm bệnh lây lan như thế nào. Nhiều báo cáo đề cập tới các trường hợp siêu lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trong số đó, một người đàn ông Anh ở Singapore lây bệnh cho 4 ca ở Anh, 5 ca ở Pháp và một ca nghi nhiễm ở Majorca, theo BBC.
Trường hợp siêu lây lan (super-spreader) là hệ số có thể làm sai lệch những tính toán cẩn thận nhất. Vì những lý do mà giới nghiên cứu chưa thể xác định rõ, một số người lan truyền dịch bệnh cho nhiều người hơn các bệnh nhân khác. Theo Michael Osterholm, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách ở Đại học Minnesota, sự kiện siêu lây lan rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể định hình lộ trình của dịch bệnh theo những cách không ngờ, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. Thay vì truyền bệnh cho vài người ở gần, người siêu lây lan có thể làm hàng chục cá nhân ở nơi khác.
Không có tỷ lệ truyền nhiễm cụ thể để xác định ai đó là người siêu lây lan, con số phụ thuộc vào tình hình mỗi dịch bệnh. Đối với dịch SARS, một nghiên cứu của cơ quan y tế Mỹ và Trung Quốc xếp bất cứ ai lây bệnh cho ít nhất 8 người khác vào diện siêu lây lan. Khi dịch MERS bùng phát ở Trung Quốc năm 2015, các chuyên gia giới hạn con số ít nhất 6 người.
Trong dịch bệnh do nCoV, báo cáo sơ bộ của một chuyên gia bệnh hô hấp Trung Quốc cho biết 14 nhân viên y tế nhiễm virus do lây từ một bệnh nhân. Đợt bùng phát dịch tại Trung Quốc có thể bao gồm những người lây bệnh cho nhiều người khác cũng như người không truyền virus cho ai. Nhưng mô hình siêu lây lan rất khó phát hiện, theo Larry Anderson, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Đại học Emory, Atlanta.
Trường hợp siêu lây lan đóng vai trò quan trọng trong nhiều dịch bệnh từ Ebola tới bệnh lao. Cách đây vài thập kỷ, một nhóm chuyên gia dịch tễ ở Đại học Oxford phân tích mô hình lây lan của bệnh sốt rét, HIV, và nhiều dịch bệnh khác. Họ nhận thấy 20% số ca nhiễm bệnh lây sang 80% bệnh nhân khác và đưa ra tỷ lệ ước tính là 20 - 80.
Siêu lây lan là yếu tố chi phối sự lan rộng của virus gây dịch SARS, họ hàng của nCoV. Tương tự nCoV, virus SARS bắt nguồn từ dơi và lây sang người qua động vật trung gian tại một khu chợ. Vào ngày 31/1/2003, trước khi dịch SARS được đặt tên, một bệnh nhân mắc viêm phổi bất thường được thuyên chuyển qua ba bệnh viện tại Quảng Châu, Trung Quốc và lây sang 82 người trong suốt quá trình, bao gồm tài xế xe cứu thương. Vài ngày sau, một bác sĩ nhiễm bệnh trong lúc điều trị cho bệnh nhân ở khách sạn Metropole tại Hong Kong và lây sang 12 khách tại đó. Những du khách này lại mang dịch tới Singapore, Việt Nam, Canada, Ireland, và Mỹ. Nếu trường hợp siêu lây lan không được phát hiện ngay lập tức, họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch bệnh.
Các bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn tại sao một số người lây nhiễm sang nhiều người khác hơn. Họ cho rằng đó là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố môi trường và sinh học. Hành vi cá nhân, lộ trình đi lại và mức độ tiếp xúc với người khác đều góp phần dẫn tới siêu lây lan. Vệ sinh cá nhân kém cũng là một yếu tố, theo Jonathan Ball, giáo sư vi trùng học phân tử ở Đại học Nottingham.
Trong thời gian nCoV hoành hành, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho hoặc hắt hơi. "Hãy tưởng tượng ai đấy đặc biệt ốm yếu làm bắn virus sang mọi người và mọi đồ vật. Đó có thể là người siêu lây lan", Ball nói. Bảo trì và thiết kế nhà ở kém cũng góp phần truyền bệnh do không khí lưu thông kém hơn, tạo điều kiện cho virus phát tán dễ dàng hơn.
Một số bệnh nhân có lượng virus cao hơn người khác nhưng giới nghiên cứu chưa rõ tại sao. "Trong phần lớn đợt bùng phát dịch, bạn sẽ thấy những người siêu lây lan nhưng chúng tôi không thực sự hiểu rõ cơ chế. Chúng tôi thường nghĩ họ sản sinh nhiều virus, kéo theo nguy cơ lây nhiễm lớn hơn. Nhưng tại sao ai đó lại tạo ra nhiều virus thì chúng tôi không chắc", Ball cho biết.
-----------------------------------------------------
* 07 giờ 00 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Thế giới: 42.729 người mắc, 1013 người tử vong, trong đó:
- Lục địa Trung Quốc: 1.011 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Việt Nam: 14 người dương tính với nCoV, gồm:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);
- 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (09); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 789 trường hợp.
Điều trị khỏi: 06 người đã được xuất viện.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
Cục y tế dự phòng - Bộ y tế Việt Nam
10/02/2020.
* 22 giờ 00 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Thế giới: 40.627 người mắc, 910 người tử vong, trong đó:
- Lục địa Trung Quốc: 908 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Việt Nam: 14 người dương tính với nCoV, gồm:
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (09); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 745 trường hợp.
Điều trị khỏi: 06 người đã được xuất viện.
-----------------------------------------------------
* 15 giờ 00 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Thế giới: 40.620 người mắc, 910 người tử vong, trong đó:
- Lục địa Trung Quốc: 908 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Việt Nam: 14 người dương tính với nCoV, gồm:
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (09); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 745 trường hợp.
Điều trị khỏi: 06 người đã được xuất viện.
Cục y tế dự phòng - Bộ y tế Việt Nam
-----------------------------------------------------
* 12 giờ 00 phút: Số người chết tăng vọt, thế giới cấp tập tìm vắc xin chống dịch corona.
Trung Quốc thử nghiệm vắc xin chống virus corona trên động vật
Việc thử nghiệm trên động vật là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ loại vắc xin nào trước khi được đưa ra sử dụng cho cộng đồng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tongji ở Thượng Hải đang sử dụng những con chuột khỏe mạnh để thử nghiệm các mẫu vắc xin mới nhất nhằm chống lại virus nCoV. Liu Zhongmin, giám đốc Bệnh viện Đông Thượng Hải thuộc Trường Y tại Đại học Tongji, nói với CGTN rằng việc thử nghiệm trên chuột chỉ là bước sàng lọc ban đầu để chọn ra các vắc xin tiềm năng. Sau đó, các vắc xin tiềm năng này sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên những loài động vật lớn hơn như khỉ. Quá trình này sẽ cho phép các khoa học đánh giá mức độ an toàn của vắc xin trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Giám đốc Liu cho biết tổng cộng hơn 100 con chuột đã được tiến hành thử nghiệm hôm 9/2.
Việc thử nghiệm trên động vật là bước tiếp theo trong quy trình phát triển vắc xin thực sự. Để đảm bảo tính khách quan, việc thử nghiệm trên động vật với cùng mẫu vắc xin cũng được tiến hành đồng thời tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc và Viện Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia ở Bắc Kinh. Theo Giám đốc Liu, vắc xin dựa trên mRNA là một trong những công nghệ sản xuất vắc xin hiện đại và đặc biệt nhất hiện nay, với thời gian chuẩn bị ngắn hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Các vắc xin chống virus nCoV được đồng thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, Đại học Tongji và một công ty vắc xin Thượng Hải.
Tiến sĩ Li Hangwen, giám đốc điều hành công ty Stemirna Therapeutics LLC, cho biết thông thường vắc xin cần trải qua 3 bước thử nghiệm lâm sàng. Thời gian có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm, tùy theo giai đoạn thử nghiệm và bệnh nhân thử nghiệm. Nếu các cuộc thử nghiệm trên động vật diễn ra suôn sẻ, Tiến sĩ Li hy vọng họ có thể bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng sâu hơn vào đầu tháng 4. Mặc dù công chúng vẫn muốn có một phương thuốc để chấm dứt dịch corona nhanh chóng, song các nhà khoa học nói rằng một loại vắc xin hiệu quả bắt buộc phải trải qua quá trình thử nghiệm cẩn trọng trước khi được sử dụng rộng rãi.
Thế giới cấp tập tìm vắc xin
Các nhà khoa học trên toàn thế giới đều đang sử dụng công nghệ mới trong cuộc đua tham vọng trị giá nhiều triệu USD để tìm ra vắc xin chống virus nCoV. Để chế tạo được một loại vắc xin mới thường phải mất nhiều năm, với quá trình thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lâm sàng trên người và được sự cho phép của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, các nhóm chuyên gia đang chạy đua để đẩy nhanh tiến độ chế tạo vắc xin chống virus nCoV, và các nhà khoa học Australia hy vọng có vắc xin trong 6 tháng tới. "Đây là tình huống sức ép cao và gánh nặng trên vai chúng tôi rất lớn. Hy vọng một trong số chúng ta sẽ thành công và có thể ngăn chặn được dịch", nhà nghiên cứu cao cấp Keith Chappell, thuộc Đại học Queensland của Australia, nói.
Các nhà khoa học Pháp tại Viện Pasteur ở Paris cũng đang điều chỉnh vắc xin sởi để chống virus nCoV, tuy nhiên quá trình này được dự đoán kéo dài ít nhất 20 tháng. Trong khi đó, công ty sinh phẩm Đức CureVac, cùng các công ty Moderna Therapeutics và Inovio của Mỹ cũng đang phát triển các vắc xin sử dụng các công nghệ mới. Vì hiện tại chưa có vắc xin chống virus nCoV, một số bác sĩ đang tìm cách trị bệnh bằng cách kết hợp thuốc kháng virus với thuốc cúm, tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận về mặt khoa học là biện pháp này có hiệu quả hay không. Rốt cuộc, các nhà khoa học có thể sẽ rơi vào tình huống tương tự đại dịch SARS hồi năm 2002-2003, khi dịch được dập tắt trước khi có bất kỳ loại vắc xin nào được chế tạo thành công.
-----------------------------------------------------
* 07 giờ 10 phút: Khẩu trang khử khuẩn nhờ muối ăn có thể diệt các loại virus giống như corona trong vòng 5 phút, đã được thử nghiệm trên 3 chủng cúm, theo Đại học Alberta, Canada.
Hyo-Jick Choi, một kỹ sư y sinh học, giảng viên tại Đại học Alberta, Canada cho biết một loại khẩu trang có thể loại bỏ mầm bệnh với thành phần bí mật chính là muối ăn. Do cấu trúc phân tử của muối là tinh thể cứng, có các cạnh sắc nên nó có thể đâm xuyên qua virus, khiến cho virus không thể sống sót được.
Đội ngũ của ông đang thử nghiệm khẩu trang có chứa muối trong phòng thí nghiệm vài năm qua. Kết quả cho thấy loại khẩu trang này có thể bất hoạt 3 chủng virus cúm. Đội ngũ đã xuất bản kết quả nghiên cứu ban đầu trên tập san khoa học Science Reports vào năm 2017.
Các nhà khoa học này nghĩ rằng loại công nghệ trung hòa tác nhân gây bệnh có thể góp phần ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Virus và các loại mầm bệnh khác có thể di chuyển trong không khí; thông qua giọt bắn như nước bọt hay dịch tiết do ho, hắt hơi; hoặc bám dính trên bề mặt đồ dùng vật dụng. Các giọt bắn mang coronavirus có thể lưu trên bề mặt khẩu trang, ông Choi cho biết, thử thách kỹ thuật lớn nhất của loại khẩu trang phẫu thuật và mặt nạ phòng độc N95 là không thể diệt virus trên bề mặt, do đó làm tăng khả năng truyền nhiễm do tiếp xúc. Khi giọt bắn mang virus chạm vào khẩu trang tẩm muối, nó sẽ hấp thụ muối ăn. Khi chất lỏng này bay hơi, còn lại virus và tinh thể muối. Tinh thể này đã cắt ngang qua virus và trung hòa nó. Quá trình này diễn ra khi nước bay hơi. Trong phòng thí nghiệm, virus đã bị bất hoạt trong vòng 5 phút, và tiêu diệt trong vòng 30 phút, ông Choi tiết lộ.
-----------------------------------------------------
* 06 giờ 30 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
- Thế giới: 40.134 người mắc, 904 người tử vong, trong đó:
- Lục địa Trung Quốc: 902 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Việt Nam: 14 người dương tính với nCoV, gồm:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (09); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 745 trường hợp.Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.
Cục y tế dự phòng - Bộ y tế Việt Nam
1. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 1.
2. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 2.
3. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 3.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.