Thứ 2 ngày 02 tháng 12 năm 2024Lượt xem: 6193
Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết lạnh đột ngột là yếu tố làm gia tăng các bệnh lý và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta, đặc biệt là nhóm người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính bởi sự suy giảm hệ miễn dịch và khả năng điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể giảm.
1. Các bệnh lý gia tăng khi trời lạnh, bao gồm.
- Bệnh đường hô hấp: viêm phổi do phế cầu, cúm, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),...
- Bệnh tim mạch: khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột làm các mạch máu co thắt đột ngột dẫn tới tăng huyết áp tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
- Bệnh cơ xương khớp: Trời lạnh có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Cảm giác đau và cứng khớp làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi.
- Các bệnh về chuyển hoá: Trời lạnh dẫn tới giảm vận động từ đó tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, rồi loạn mỡ máu, đái tháo đường,...
- Các vấn đề về tâm lý: sự thay đổi nhịp ngày/đêm trong mùa đông cũng gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ảnh hưởng đến não bộ làm tăng các bệnh: nỗi buồn mùa đông, trầm cảm mùa đông,...
- Tăng nguy cơ té ngã: Suy giảm vận động cùng thời tiết xấu (ẩm ướt, trơn trượt,...) làm tăng nguy cơ ngã, chấn thương.
2. Để giúp người cao tuổi vượt qua mùa lạnh an toàn, chúng ta cần lưu ý một số biện pháp sau.
- Tuân thủ dùng thuốc và tái khám định kì: trời lạnh là một trở ngại khiến người bệnh hạn chế ra khỏi nhà. Tuy nhiên người bệnh có các bệnh lý mạn tính hãy tái khám định kì và duy trì thuốc đều đặn để tránh bệnh trở nặng hơn.
- Tiêm vắc-xin cúm mùa, phế cầu: người cao tuổi nên tiêm vắc xin hàng năm đặc biệt là đối tượng từ 65 tuổi trở lên, có bệnh phổi mạn tính, tim mạch, tiểu đường.
- Giữ ấm cơ thể: Người cao tuổi nên mặc đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân. Sử dụng chăn ấm khi ngủ và tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, hãy chú ý đến lượng nước uống để tránh mất nước trong mùa lạnh.
- Duy trì tập luyện thể dục: Giúp duy trì sức khoẻ, tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về cơ xương khớp,... Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng, lo âu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Quan trọng hơn, tập luyện giúp người cao tuổi duy trì sự độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và kéo dài tuổi thọ.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là sự quan tâm của cộng đồng. Hãy cùng nhau bảo vệ sức khoẻ những người thân yêu của chúng ta trong mùa đông này.
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.